Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Chào mừng xuân Giáp Thìn 2024, được sự nhất trí của Công đoàn Nhà trường, ngày 17/02/2024, Công đoàn Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã tổ chức chuyến thăm quan, tìm hiểu truyền thống văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo tại Chùa Tây Phương và Chùa Thầy.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Hình ảnh Đoàn CBGV Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tại cổng chùa Tây Phương

1. Chùa Thầy

Chùa Thầycòn được gọi với cái tên khác là chùa Cả. Ngôi chùa này tọa lạc ở chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa cách trung tâm nội thành khoảng 20km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông và là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Chùa tọa lạc ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh chùa Hương, chùa Láng hay chùa Tây Phương thì chùa Thầy cũng là một trong những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng tại Hà Nội. Ban đầu, chùa chỉ là một am nhỏ và được gọi là Hương Hải am. Đây là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì.

Đến thời vua Lý Nhân Tông, ông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa là chùa Cao trên núi và chùa Dưới (tức là chùa Thầy). Vào đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc đã cho trùng tu, xây dựng điện Thánh, điện Phật cùng nhà hậu, nhà bia và gác chuông. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Trước chùa, bên phải là núi Sài Sơn, bên trái là ngọn Long Đẩu.

Chùa Cả được xây dựng gồm nhiều kiến trúc hợp lại thành kiểu “nội tiền công, hậu nhất, ngoại quốc”. Các hạng mục của chùa gồm:

Thủy đình, được xây dựng vào thời Hậu Lê (1533 – 1789). Thủy đình nằm ở giữa hồ Long Trì gồm 1 gian, 2 dĩ với kiểu phương đình, chồng diêm hai tầng và 8 mái với góc đao cong. Thủy đình chia làm 2 cấp, hai bên cao trên mặt nước, khu vực giữa ngập nước. Đây là nơi để biểu diễn loại hình nghệ thuật rối nước.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Thủy đình là nơi biểu diễn loại hình nghệ thuật rối nước (Ảnh: Sưu tầm)

Cầu Nhật Tiên, Nguyệt Tiên, được xây dựng theo kiến trúc “thượng gia hạ kiều”. Cầu Nguyệt Tiên nằm ở bên phải chùa Cả, nối với bờ hồ lên núi. Còn cầu Nhật Tiên nằm ở bên trái, dẫn ra đảo nơi có đền thờ Tam phủ. Theo tương truyền, hai cầu này được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XVII bởi Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Cầu được xây dựng theo kiến trúc “thượng gia hạ kiều” (Ảnh: Sưu tầm)

Đền Tam Phủ, nằm trên một gò đất cao nổi giữa hồ Long Trì. Đền rộng 5m, dài 7m gồm 3 gian 2 dĩ nhỏ và được xây bằng đá ong đỏ sẫm, 4 lá mái, lợp ngói mũi hài. Kết cấu đền Tam phủ theo kiểu
chồng rường bẩy hiên”. Ngôi đền này được xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn.

Chùa Hạ, hay còn được gọi là tiền đường với chiều dài 20m, cao 5.2m, rộng 5m gồm 3 gian 2 chái. Chùa Hạ được xây dựng trên nền với độ cao khoảng 1m so với sân chùa. Bộ vì nóc “giá chiêng – kẻ suốt” với phần mái lợp ngói mũi hài, bốn đầu đao cong vươn lên. Trên bộ mái được trang trí lân, makara, rồng.

Nhà cầu, hay ống muống của chùa Thầy có vai trò nối tiền đường với thượng điện. Thiết kế nhà gồm 1 gian, 2 mái chạy dọc, rộng 4.5m, dài 4.1m với kết cấu 2 bộ vì 4 hàng kẻ góc đỡ đầu mái và 4 hàng chân cột. Bộ vì kèo được thiết kế theo kiểu “kẻ truyền giá chiêng” với các trụ ngắn. Ở vách ngăn gỗ và 2 hàng lan can trang trí chấn song con tiện với nhiều họa tiết trang trí độc đáo.

Chùa Trung, còn gọi là thượng điện với 3 gian 2 chái, rộng 9.5m, dài 20m, cao 5.5m. Chùa Trung có khám thờ ở bên trong. Kết cấu bộ vì theo kiểu chồng rường – giá chiêng. Phần mái lợp ngói mũi hài kết cấu tàu đao – lá mái với góc đầu đao được uốn cong. Nhờ hệ thống cửa bức bàn gỗ bao hai bên bồi và phía sau mà thượng điện có kết cấu thông thoáng.

Chùa Thượng, hay điện Thánh được thiết kế 1 gian 2 chái lớn với chiều rộng 11.7m, dài 14.7m và cao 6m. Bộ khung của điện gồm 16 cột quần và 4 cột cái. Vì nóc kiểu “chồng rường con nhị - giá chiêng”. Bên trong điện Thánh rất ít họa tiết hoa văn trang trí. Tuy nhiên, bên ngoài ở 3 mặt ván gỗ bưng lại được chạm khắc tinh tế, cầu kỳ với các đề tài phượng, lân, rồng… Phía sau là hệ thống bậc đá với đôi sấu đá đầu nghê mang đậm phong cách kiến trúc và điêu khắc thời Trần.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Điện Thánh mang đậm phong cách kiến trúc thời Trần (Ảnh: Sưu tầm)

Hang cắc cớ, đến với chùa Thầy, chúng ta còn được chiêm ngưỡng, tìm hiểu hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm có giá trị văn hóa cao.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Hang Cắc Cớ chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)

Lễ hội Chùa Thầy là lễ hội mang tính chất tôn giáo có sự kết hợp với các nhạc cụ dân tộc thu hút sự tham gia của nhiều người dân đến khám phá về những nét văn hóa xứ Đoài, Lễ hội chùa Thầy năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22 - 26/4 tại sân chùa Cả thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy. Bên cạnh phần lễ với những nghi thức truyền thống được thực hành đầy đủ, còn có những không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, sản xuất, cùng các trò chơi dân gian gắn bó với người dân bản địa, như: Cờ tướng, cờ người, đánh đu, bịt mắt đập niêu, kéo co…

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Lễ hội Chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, kiến trúc của chùa Thầy còn có hành lang, gác chuông, hậu đường và gác trống. Hai dãy hành lang của chùa dọc hai bên sườn, mỗi dãy gồm 9 tượng La Hán với 13 gian nhỏ. Ở cuối mỗi dãy, 3 gian cuối được đẩy lên cao thành gác Trống, gác Chuông. Phía sau điện Thánh là nhà hậu đường với 11 gian và 2 dĩ nhỏ. Tất cả trờ thành di sản rất đặc sắc vừa mang giá trị phật pháp vừa mạng giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt.

2. Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương, hay tên chữ “Sùng Phúc tự” là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Truyền thuyết kể lại rằng, sự ra đời của ngôi chùa gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Muộn hơn vài thế kỷ, câu chuyện lại nghiêng sang một hướng khác, gắn với nhân vật Cao Biền – Tiết độ sứ thời nhà Đường (864 - 868) đã từng cai trị An Nam và đến đây xây dựng một kiến trúc tôn giáo, với ý đồ chặn long mạch xứ này.


Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Cổng chùa Tây Phương (Ảnh: Sưu tầm)

Truyền thuyết vẫn là truyền thuyết, còn chứng tích vật chất liên quan tới ngôi chùa, đó là thời Mạc Phúc Nguyên (1547 – 1561). Đây chính là thời điểm để ngôi chùa có quy mô như hiện nay. Sau đó, Vua Lê Thần Tông, Chúa Tây Vương Trịnh Tạc, Vua Lê Hy Tông có tu sửa thêm, nhưng không nhiều.

Chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan mê hồn, bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu, đột khởi giữa vùng đồng bằng màu mỡ, với núi, non, sông, nước gắn liền với quan niệm phong thủy phương Đông. Tây Phương còn nổi tiếng ở bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, có thể coi là Phật điện đông đúc nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam có giá trị tiêu biểu, xuất sắc về tượng gỗ, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013.

Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể các đơn nguyên, bao gồm các hạng mục sau: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương nhìn từ sân nhà khách (Ảnh: Sưu tầm)

Từ Tam quan hạ phái đi lên 247 bậc đá ong mới đến Tam quan Thượng. Miếu Sơn Thần nằm ở bên trái chùa, tách biệt với khu chùa chính. Đây là đơn nguyên vừa đóng vai trò là nơi thờ thần núi, vừa là nhà thờ Đức Ông, có diện tích khiêm tốn với kiến trúc gỗ lợp ngói truyền thống. Chùa Chính là hạng mục chủ yếu của toàn bộ phúc hợp Tây Phương. Chùa nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kết cấu kiến trúc chữ công (I), bao gồm các tòa Tiền đường, Trung đường và Thượng điện. Cả ba đều có kết cấu kiến trúc khung gỗ kiểu chồng diêm, hai tầng tám mái. Cả hai tầng mái đều theo kiểu “tàu đao lá mái”, giữa hai tầng là cổ diêm được bưng kín bởi những tấm ván đố. Tiền đường và Thượng điện 5 gian, 2 chái với 6 bộ vì nóc, còn Trung đường được thu ngắn chiều ngang, chỉ còn 3 gian 2 chái, 4 bộ vì kèo, nhưng lại có mái thượng điện cao vượt hẳn lên.

Phần cổ diêm ở Tiền đường và Thượng điện có kích thước giống nhau và có chiều cao 1m, còn ở Trung đường có kích thước lớn hơn, cao 1,40m. Do Cổ diêm cao hơn như thế, nên tuy mái của cả 3 tòa đều cao bằng nhau, nhưng mái trên của tòa giữa lại trội vượt hẳn lên, theo đó, nhìn tổng thể chùa, chúng ta thấy Trung đường cao hơn hẳn. Mặt trước tòa Tiền đường bưng cửa gỗ bức bàn ở 3 gian giữa, hai bên xây gạch chỉ không trát vôi vữa, là ngôn ngữ của mặt tường ngoài, tiêu biểu cho cả ba đơn nguyên.

Chùa chính Tây Phương còn rất nhiều sự đặc biệt về kết cấu khung gỗ, về tàu mái, bộ mái, cùng các mảng đề tài trang trí trên kiến trúc gỗ. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp của ngôi chùa nói chung, kiến trúc ngôi chùa chính nói riêng, chắc chắn không một bài viết nào nói hết, mong du khách thập phương, những người hành hương đến tận nơi chiêm ngắm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của hạng mục này.

Ngoài Chùa Chính là đơn nguyên nổi bật, Tam quan hạ, Tam quan Thượng nêu trên, thì với Nhà Tổ, Nhà Mẫu, Nhà Khách cùng với các đơn nguyên ấy đã tạo nên vẻ uy nghi, quy mô to lớn của quần thể Tây Phương.

Nhà Tổ - Nhà Mẫu làm theo kiểu 3 gian hai dĩ, kết cấu theo kiểu chữ “Nhị”(=). Phía bên ngoài thờ Tổ, phía bên trong thờ Mẫu. Các vì chính của Nhà Tổ được liên kết theo kiểu “vì kèo giá chiêng”. Ba gian giữa của Nhà Tổ được bưng cửa bức bàn, hai gian chái ở đầu hồi bưng bằng cửa ván đố. Trên bộ vì nóc và cốn, lại không theo kết cấu “vì kéo giá chiêng” mà thay bằng kết cấu “chồng rường”. Các con rường được cách điệu thành hoa, lá, đao mác. Tại bốn chiếc cốn ở đây, nghệ nhân chạm hình cây mai, tùng, cúc, trúc, được quyện trong đề tài mai điểu, trúc tước, cúc điệp, tùng lộc, có phong cách tương đồng với nghệ thuật Chùa Chính.

Nhà khách là hạng mục nằm ở sườn phải của Chùa Chính. Hạng mục này mới được phục dựng lại trong những năm gần đây, nhưng vẫn tuân thủ kiến trúc truyền thống và đồng điệu với phong cách kiến trúc của toàn bộ các đơn nguyên Tây Phương. Nhà khách gồm 7 gian, kết cấu theo kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ri, hai hồi dải thoải dần theo hình tay ngai. Các bộ vì kèo theo kiểu kèo kẻ, bào trơn đóng bén. Các vì bên trong được làm theo kiểu “giá chiêng kẻ ngồi”. Hai bộ vì kèo làm theo lối ván mê đố lụa với lối hoa văn giản lược.

Điểm nhấn của Tây Phương là hệ thống tượng pháp, với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Tiêu biểu là các pho Tuyết Sơn, Thập bát vị La Hán, Bát Bộ kim cương, có niên đại thế kỷ 18. Ngoài ra còn có nhiều pho tượng nổi tiếng khác, thuộc thế kỷ 19, cũng vô cùng ấn tượng. Có thể nói, Tây Phương là một bảo tàng về tượng Phật giáo Việt Nam. Nói như thế, chắc cũng không lấy gì là ngoa ngôn, cường điệu.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2024 tại Chùa Thầy và Chùa Tây Phương

Tòa thủy đình mới xây dưới chân núi Tây Phương (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên, do đó, giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của nó, cùng với bộ tượng Phật trong chùa, xứng đáng để Tây Phương là “đệ nhất cổ tự”. Chính vì lẽ đó, năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.

Lễ hội chùa Tây Phương vào ngày 6-3 Âm lịch, nhưng được diễn ra nhiều ngày trước đó với nhiều sinh hoạt văn hóa mang đậm chất xứ Đoài, đó là kéo co, đánh cờ, vật, chọi gà, rối nước, hát xứ Đoài… cùng với nghi thức cúng Phật trang nghiêm như lễ mộc dục, chạy đàn, tụng kinh, kế hạnh… đã tạo nên một không khí, không chỉ quy mô hội làng mà còn mở rộng ra vùng và liên vùng trở thành một di sản văn hóa rất đặc sắc và giá trị.

Chuyến đi học tập truyền thống, lịch sử đầu năm 2024 của Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật để cán bộ, giảng viên hiểu thêm về truyền thống văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo ở hai ngôi chùa, đồng thời cũng là dịp để tập thể cán bộ, giảng viên trong Khoa giao lưu, gắn kết, có thêm tinh thần và năng lượng tích cực giúp công việc đạt được hiệu quả cao hơn trong năm mới.

  • Thứ Bảy, 16:17 17/02/2024

Các bài đã đăng

Tin tiêu điểm

Vòng loại Cuộc thi "Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ" năm 2020

Vòng loại Cuộc thi "Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ" năm 2020

Thứ Năm, 10:43 16/07/2020
Hội nghị Công chức, viên chức, tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

Hội nghị Công chức, viên chức, tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

Chủ Nhật, 10:06 08/10/2017
Hội đồng Khoa học Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018

Hội đồng Khoa học Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018

Thứ Sáu, 09:40 06/10/2017
Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội"

Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội"

Thứ Sáu, 10:00 22/09/2017

Tập huấn nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật năm 2017

Chủ Nhật, 11:11 17/09/2017

Các bài đã đăng

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật hân hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật hân hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thứ Tư, 10:33 20/11/2024
Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật trang trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng cho quần chúng ưu tú vào đảng

Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật trang trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng cho quần chúng ưu tú vào đảng

Thứ Tư, 00:00 06/11/2024
Các giảng viên Lý luận Chính trị tích cực tham gia Chương trình bồi dưỡng chính trị năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các giảng viên Lý luận Chính trị tích cực tham gia Chương trình bồi dưỡng chính trị năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ Sáu, 09:16 18/10/2024
Sinh hoạt chính trị tư tưởng và thông tin lý luận chính trị mới - Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật

Sinh hoạt chính trị tư tưởng và thông tin lý luận chính trị mới - Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật

Thứ Ba, 10:27 01/10/2024

Hội nghị viên chức, người lao động, tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025

Thứ Ba, 15:11 27/08/2024

Liên quân Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật, Khoa Điện, Phòng Đào Tạo, TT Sau Đại học, TT Truyền thông và quan hệ công chúng, TT Giáo dục thường xuyên vinh dự đạt giải 3 toàn đoàn tại Hội thao Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2023

Thứ Sáu, 16:48 19/01/2024
Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức Lễ kết nạp quần chúng Phan Thanh Hoài vào đảng

Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức Lễ kết nạp quần chúng Phan Thanh Hoài vào đảng

Thứ Ba, 11:08 26/12/2023

Chi bộ Lý luận Chính trị - Pháp luật đi tham quan thực tế tại Mộc Châu, Sơn La

Thứ Bảy, 12:54 23/12/2023

Kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật năm 2023

Chủ Nhật, 11:32 10/12/2023
Hân hoan chào mừng 125 năm truyền thống Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898 – 2023) và 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Hân hoan chào mừng 125 năm truyền thống Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898 – 2023) và 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thứ Hai, 15:37 20/11/2023