Ba bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật

Sáng ngày 29/5/2025, Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức Hội nghị Báo cáo chuyên đề đợt 02 năm học 2024-2025. Tham dự Hội nghị có đầy đủ các giảng viên trong Khoa và các tác giả của 03 báo cáo

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyên môn của Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật, các nhóm tác giả là các giảng viên trong Khoa đã tích cực nghiên cứu, thiết kế để tạo thành các báo cáo chuyên đề nhằm khai thác sâu về chuyên môn học thuật trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, pháp luật. Đây là đợt báo cáo chuyên đề chuyên sâu đợt 02 trong năm học 2024-2025. Tiếp nối thành công của đợt 1, các tác giả đã rất tâm huyết và có được 03 báo cáo của cả 03 bộ môn để trình bày trước toàn Khoa.

Ba bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luậtTS. Phùng Danh Cường - Phó trưởng Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật phát biểu mở đầu Hội nghị Báo cáo chuyên đề

1) Nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Khoa học Mác-Lênin, gồm: ThS. Bùi Thị Kim Xuân, TS. Trần Thị Minh Trâm, ThS. Đặng Thị Hường, TS. Trần Thị Bích Huệ, ThS. Nguyễn Minh Sương với chuyên đề: Vai trò của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam hiện nay

Tại Hội nghị văn hoá toàn quốc (2021), cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”. Trong tiến trình của lịch sử dựng nước và giữ nước văn hóa luôn là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, có vai trò điều tiết xã hội bằng hệ giá trị, giữ vai trò định hướng cho sự phát triển chung của xã hội. Đặc biệt, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, Đảng và nhà nước luôn xác định văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng, là gốc rễ của quốc gia dân tộc...Chính vì vậy, trong khuôn khổ của chuyên đề nhóm tác giả sẽ đi sâu, làm rõ các khái niệm, các đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về văn hóa, về vai trò của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ khi đổi mới đến hiện nay.

Ba bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luậtThS. Bùi Tị Kim Xuân báo cáo chuyên đề: Vai trò của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam hiện nay

Đảng, nhà nước ta rất coi trọng văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.Không chỉ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc mà còn khẳng định trên thực tế vai trò, ảnh hưởng to lớn của văn hóa Việt Nam trong quá trình dựng và giữ nước của cha ông. Điều này càng cho thấy phạm vi rộng lớn và tầm ảnh hưởng của văn hóa đối với phát triển xã hội, phát triển kinh tế, phát triển chính trị.Văn hóa ấy là sức mạnh nội sinh là đòn bẩy, là kim chỉ nam, là chìa khóa của mọi chìa khóa hun đúc nên con người phát triển toàn diện về cả trí lực, thể lực, tư tưởng, lí tưởng, đạo đức, lối sống. Chính văn hóa sẽ soi đường quốc dân đi như lời tổng kết lại của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói với nhân dân.

2) Nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh, gồm: ThS. Vương Xuân Hiệp, TS. Hoàng Thị Hương Thu, ThS. Lê Thị Bích Thuận, ThS. Nguyễn Thị Ngọc với chuyên đề: 20 năm giáo dụcTư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Ba bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luậtThS. Vương Xuân Hiệp báo cáo chuyên đề: 20 năm giáo dụcTư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Trong dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ giá trị mang tính định hướng lâu dài và bền vững, được Đảng ta khẳng định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Tư tưởng ấy không chỉ là kết tinh của trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh chính trị của một lãnh tụ kiệt xuất, mà còn là tài sản tinh thần vô giá của nhân dân ta, của cách mạng Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ cấp thiết và có tính chiến lược lâu dài trong sự nghiệp giáo dục hiện nay chính là trang bị, bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ – những người sẽ tiếp nối và hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã và đang triển khai nhiều hoạt động giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, đa dạng và linh hoạt. Trong 20 năm qua, việc giảng dạy môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” tại trường không chỉ đơn thuần là một yêu cầu bắt buộc về mặt chương trình đào tạo, mà thực sự đã trở thành một nội dung giáo dục đạo đức, lý tưởng sống quan trọng, góp phần xây dựng lớp sinh viên “vừa hồng, vừa chuyên”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chuyển đổi số và sự đa dạng về thông tin, công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đứng trước nhiều thách thức. Từ nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận sinh viên, đến phương pháp giảng dạy còn thiếu tính tương tác, gắn kết thực tiễn… đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới toàn diện cả về nội dung và phương pháp. Trên cơ sở đó, chuyên đề này được thực hiện nhằm tổng kết thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm, và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học trong thời đại mới.

Hai thập kỷ giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một hành trình không ngừng đổi mới và khẳng định giá trị cốt lõi trong công cuộc xây dựng con người Việt Nam toàn diện. Môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không chỉ là nội dung giảng dạy lý luận đơn thuần mà đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng định hình nhân cách, lý tưởng và trách nhiệm xã hội của sinh viên. Qua các hình thức tổ chức học tập đa dạng – từ giảng đường, diễn đàn học thuật đến hoạt động ngoại khóa – tư tưởng Hồ Chí Minh được lan tỏa một cách sinh động và sâu sắc vào tâm hồn người học.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn cũng chỉ ra rằng, bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường vẫn tồn tại không ít khó khăn: sự chênh lệch năng lực sư phạm số giữa các giảng viên; tư duy học “đối phó”, học “vẹt” của một bộ phận sinh viên; cùng với đó là hạ tầng kỹ thuật, tài nguyên học liệu chưa đồng bộ. Những hạn chế này nếu không được khắc phục sẽ làm suy giảm hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng trong môi trường đại học – vốn là nơi đào luyện trí tuệ và nhân cách cho thế hệ công dân mới.

Do đó, để tiếp tục phát huy vai trò của môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, cần sự đồng bộ từ nhận thức đến hành động của cả hệ thống nhà trường. Trước hết, phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại, gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, cần nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, phát huy tinh thần chủ động của sinh viên và mở rộng hợp tác quốc tế nhằm lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế.

Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là nhiệm vụ của một giai đoạn, mà là sứ mệnh xuyên suốt, lâu dài. Trong thời đại hội nhập, nơi mà con người có thể dễ dàng tiếp cận mọi hệ giá trị văn hóa - tư tưởng trên toàn cầu, thì việc bồi đắp căn cốt tinh thần, bản lĩnh chính trị và lòng yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên cấp thiết. Đây là nền tảng để đào tạo nên những thế hệ sinh viên Việt Nam không chỉ giỏi chuyên môn mà còn sống có lý tưởng, có trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến vì sự phát triển bền vững của Tổ quốc.

3) Nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Luật, gồm TS. Vũ Thị Hồng Vân, ThS. Phạm Thị Đam, ThS. Nguyễn Nữ Huyền, ThS. Lê Thị Hà với chuyên đề: Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.

Ba bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật

ThS. Nguyễn Nữ Huyền báo cáo chuyên đề: Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn của doanh nghiệp, có thể là vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc đầu tư thêm vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn có thể là do một cá nhân, tổ chức bỏ ra hoặc góp vốn cùng với những cá nhân, tổ chức khác. Như vậy góp vốn chính là việc đưa tài sản đầu tư hoặc đầu tư thêm vào doanh nghiệp để tìm kiếm lợi nhuận vì thế góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp không những cho ra đời một doanh nghiệp mới mà còn tạo nên tài sản kinh doanh cho doanh nghiệp, góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp vừa là nghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi của chủ sở hữu.

Những tài sản góp vốn vào doanh nghiệp được quy định tương đối cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 tuy nhiên để thấy rõ về những vấn đề pháp lý về từng loại tài sản góp vốn thì chúng ta cần phải tìm hiểu cụ thể hơn nữa trong các văn bản luật chuyên ngành.

Vì vậy, nhóm tác giả đã chọn chuyên đề “Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam” để tập trung làm rõ những vấn đề pháp lý chung về tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích cụ thể về các loại tài sản góp vốn và điều kiện góp vốn, thủ tục góp vốn theo quy định của pháp luật.

Góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì khi thành lập, góp vốn là điều kiện để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; khi doanh nghiệp hoạt động, vốn là tài sản duy trì hoạt động của doanh nghiệp đó. Nhìn nhận dưới yếu tố kinh tế và yếu tố pháp lý, góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp là không thể thiếu cho từng doanh nghiệp nói riêng cũng như quá trình hình thành các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung. Do đó, tìm hiểu những vấn đề lý luận và khái quát pháp luật về góp vốn bằng tài sản cụ thể là hai nội dung về tài sản góp vốn và điều kiện góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp giúp hiểu đầy đủ, rõ hơn về ý nghĩa, vai trò cũng như những quy định pháp lý của góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp. Chuyên đề có thể lấy làm tài liệu tham khảo để giảng dạy các học phần Luật Kinh tế, Pháp luật trong kinh doanh, Pháp luật về thương mại và Pháp luật về đầu tư tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì khi thành lập, góp vốn là điều kiện để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; khi doanh nghiệp hoạt động, vốn là tài sản duy trì hoạt động của doanh nghiệp đó. Nhìn nhận dưới yếu tố kinh tế và yếu tố pháp lý, góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp là không thể thiếu cho từng doanh nghiệp nói riêng cũng như quá trình hình thành các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung. Do đó, tìm hiểu những vấn đề lý luận và khái quát pháp luật về góp vốn bằng tài sản cụ thể là hai nội dung về tài sản góp vốn và điều kiện góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp giúp hiểu đầy đủ, rõ hơn về ý nghĩa, vai trò cũng như những quy định pháp lý của góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp. Chuyên đề có thể lấy làm tài liệu tham khảo để giảng dạy các học phần Luật Kinh tế, Pháp luật trong kinh doanh, Pháp luật về thương mại và Pháp luật về đầu tư tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Tại Hội nghị, sau từng nhóm tác giả báo cáo, các giảng viên đã tích cực thảo luận, tọa đàm rất sôi nổi. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc phạm vi nghiên cứu của các chuyên đề được làm sáng tỏ; các kỹ năng vận dụng trong nghiên cứu và giảng dạy cũng được các giảng viên thảo luận.

Hội nghị Báo cáo chuyên đề chuyên sâu thành công tốt đẹp, thông qua những buổi thảo luận, tọa đàm chuyên môn này sẽ góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các giảng viên, qua đó giảng viên vận dụng vào trong công tác để đạt hiệu quả cao hơn.

Một số hình ảnh của các giảng viên phát biểu tại Hội nghị Báo cáo chuyên đề:

Ba bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật

Ba bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luậtBa bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luậtBa bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luậtBa bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luậtBa bài Báo cáo chuyên đề đợt 2 năm học 2024 - 2025 của các nhóm tác giả trở thành buổi tọa đàm học thuật sôi nổi, ý nghĩa của toàn bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật

  • Thứ Năm, 15:26 29/05/2025

Tin tiêu điểm

Vòng loại Cuộc thi "Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ" năm 2020

Vòng loại Cuộc thi "Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ" năm 2020

Thứ Năm, 10:43 16/07/2020
Hội nghị Công chức, viên chức, tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

Hội nghị Công chức, viên chức, tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

Chủ Nhật, 10:06 08/10/2017
Hội đồng Khoa học Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018

Hội đồng Khoa học Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018

Thứ Sáu, 09:40 06/10/2017
Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội"

Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội"

Thứ Sáu, 10:00 22/09/2017

Tập huấn nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật năm 2017

Chủ Nhật, 11:11 17/09/2017

Các bài đã đăng

Thông báo tuyển dụng giảng viên dạy lý luận chính trị, pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thông báo tuyển dụng giảng viên dạy lý luận chính trị, pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Năm, 15:36 05/06/2025
Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần Lý luận chính trị, pháp luật bước vào Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc

Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần Lý luận chính trị, pháp luật bước vào Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc

Chủ Nhật, 15:40 25/05/2025
Chiến tích tự hào của thầy và trò Liên quân Đội 3: Khoa Lý luận chính trị - Pháp luật Trường Điện – Điện tử, Phòng TT Giáo dục, TT Công nghệ Ô tô và Đào tạo lái xe, TT Đào tạo Sau đại học tại Hội thao Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2025

Chiến tích tự hào của thầy và trò Liên quân Đội 3: Khoa Lý luận chính trị - Pháp luật Trường Điện – Điện tử, Phòng TT Giáo dục, TT Công nghệ Ô tô và Đào tạo lái xe, TT Đào tạo Sau đại học tại Hội thao Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2025

Thứ Hai, 14:11 28/04/2025
Ba chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy

Ba chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy

Thứ Hai, 14:59 14/04/2025
Hội thảo Khoa học cấp đơn vị Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật lần thứ 9 – Năm 2025

Hội thảo Khoa học cấp đơn vị Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật lần thứ 9 – Năm 2025

Thứ Hai, 16:04 31/03/2025
Đội liên quân có Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật vinh dự đạt GIẢI NHÌ Cuộc thi “Tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới và hôn nhân gia đình” HaUI 2025

Đội liên quân có Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật vinh dự đạt GIẢI NHÌ Cuộc thi “Tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới và hôn nhân gia đình” HaUI 2025

Thứ Sáu, 15:07 07/03/2025