Ba chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy

Thực hiện công tác chuyên môn của năm học 2024-2025, sáng ngày 14 tháng 5 năm 2024, Khoa Lý luận Chính trị đã tổ chức thành công Hội nghị báo cáo chuyên đề chuyên sâu đợt 1.

Thực hiện công tác chuyên môn của năm học 2024-2025, sáng ngày 14 tháng 5 năm 2024, Khoa Lý luận Chính trị đã tổ chức thành công Hội nghị báo cáo chuyên đề chuyên sâu đợt 1.

Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã chuyển hình thức báo cáo chuyên đề ở từng bộ môn thành báo cáo trước toàn thể Khoa. Là một Khoa giảng dạy lý luận chính trị, pháp luật với các học phần có nhiều mối liên hệ mật thiết, cùng với xu hướng nghiên cứu xuyên và liên ngành nên việc báo cáo tại phiên toàn thể là cơ hội để các giảng viên học hỏi king nghiệm sâu rộng hơn về chuyên môn và nghiệp vụ.

Ba chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy

TS. Phùng Danh Cường - Phó trưởng Khoa Lý luận Chính trị - Phap luật phát biểu khai mạc Hội nghị

Ba chuyên đề được báo cáo trong đợt 01 gồm có: (1) Nhóm nghiên cứu do ThS. Nguyễn Văn Khánh làm trưởng nhóm với tiêu đề: “Từ Hội nghị Trung Ương 15 (1-1959) đến Đại hội Đảng lần thứ iii (9-1960) - Bước phát triển, hoàn thiện đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng” đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đất nước bị chia cắt, miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong khi miền Nam rơi vào ách thống trị của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm do đế quốc Mỹ hậu thuẫn. Trong bối cảnh đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là xác định một đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, nhằm bảo vệ phong trào cách mạng miền Nam, tiến tới giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Nhận thức rõ tình hình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời hoạch định những quyết sách mang tính bước ngoặt, trong đó nổi bật là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 (1-1959) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960). Nghị quyết Trung ương 15 khẳng định đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu nhằm đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam. Tiếp đó, Đại hội Đảng III (9-1960) xác định hai nhiệm vụ chiến lược: củng cố, phát triển miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cách mạng cả nước và đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, tạo cơ sở vững chắc tiến tới thống nhất đất nước. Việc hoạch định và phát triển đường lối cách mạng trong giai đoạn này thể hiện bản lĩnh độc lập, tự chủ và tư duy sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, không chỉ góp phần quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn để lại những bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, tiếp tục soi sáng con đường phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay; (2) Nhóm nghiên cứu do ThS. Ngô Thị Thanh Tâm làm trưởng nhóm với tiêu đề: “Một số bất cập trong quy định về thừa kế hiện nay từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế” đã khẳng định: Tranh chấp thừa kế trong những năm gần đây có xu hướng tăng và tính chất cũng phức tạp hơn. Hàng năm, hệ thống Tòa án nhân dân phải thụ lý và giải quyết rất nhiều các vụ án liên quan đến thừa kế. Tuy nhiên, việc giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế không phải lúc nào cũng có thể giải quyết được một cách "thấu tình đạt lý" do thừa kế liên quan đến nhiều mối quan hệ như: quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con đẻ, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế… Bên cạnh đó việc hiểu và áp dụng những quy định thừa kế trong việc giải quyết phân chia di sản thừa kế trên thực tế vẫn còn nhiều điểm không thống nhất. Điều này cho thấy, quy định về thừa kế còn có những điểm bất cập về cả lý luận và thực tiễn và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến người thừa kế và người được hưởng di sản thừa kế, là một trong những nguyên nhân khiến cho các tranh chấp thừa kế kéo dài, không dứt điểm, làm phát sinh nhiều chi phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; dẫn đến hủy, sửa án, kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Điều đó đặt ra yêu cầu về mặt lý luận cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án về thừa kế. Trong phạm vi bài viết này, thông qua một số tranh chấp về thừa kế trên thực tiễn, tác giả chỉ ra những điểm không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về thừa kế, những bất cập trong một số quy định về thừa kế hiện nay ở một số nội dung như: xác định đối tượng hưởng, mức hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, xác định quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng và xác định quyền thừa kế thế vị của cháu (chắt); từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện chế định thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam. (3) Nhóm nghiên cứu do ThS. Lê Thị Khánh Vân làm trưởng nhóm với tiêu đề: “Vai trò của Tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam” đã khẳng định: Thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước ngày nay là thành tựu chung của cả dân tộc trong đó có sự cống hiến, hy sinh của các chức sắc, tín đồ tôn. Trong chương trình môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học có đề cập đến “Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ” sinh viên được trang bị kiến thức về bản chất, nguồn gốc, tính chấtcủa tôn giáo và các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời, được tìm hiểu về đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam, chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Nếu chỉ hiểu “tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo của nhân dân, là vòng hào quang thần thánh trong cái biển khổ của nhân dân”, là “những bông hoa tưởng tượng trên xiềng xích của con người và xã hội”, là “mặt trời ảo tưởng xoay xung quanh con người”… thì đã sáo rỗng, phiến diện khi nghiên cứu về tôn giáo. Vì vậy trong bài viết này tác giả xin đề cập đến vai trò của tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung vào những đóng góp của các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa hảo trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Việc ghi nhận những đóng góp của tôn giáo là góp phần khẳng định vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc trong quá trình cách mạng ở nước ta. Đây là việc làm cần thiết trong hoạt động dạy học góp giúp người học có cái nhìn toàn diện về vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

Ba chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy

ThS. Nguyễn Văn Khánh đại diện nhóm nghiên cứu của Bộ môn Lịch sử Đảng CSVN và Tư tưởng Hồ Chí Minh trình bày báo cáo chuyên đề tại Hội nghị

Ba chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạyThS. Ngô Thị Thanh Tâm đại diện nhóm nghiên cứu của Bộ môn Luật trình bày báo cáo chuyên đề tại Hội nghị

Một số hình ảnh khác tại Hội nghị:

Ba chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạyBa chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạyBa chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy

Ba chuyên đề chuyên sâu tại Hội nghị báo cáo chuyên đề đợt 1 năm học 2024-2025 Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã để lại dấu ấn sâu đậm về giá trị nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy

Tại hội nghị, các nhóm nghiên cứu đã trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu. Nội dung cơ bản của chuyên đề được các giảng viên trình bày bằng slide và clip rất sinh động, cuốn hút. Chất lược các báo cáo năm nay được nâng cao. Nhiều ý kiến góp ý và thảo luận sôi nổi của các giảng viên cũng làm nên thành công của hội nghị.

Hội nghị sinh hoạt chuyên đề chuyên sâu đợt 01 năm học 2024-2025 thành công tốt đẹp, thông qua những buổi thảo luận, tọa đàm chuyên môn này sẽ góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các giảng viên, qua đó giảng viên vận dụng vào trong công tác để đạt hiệu quả cao hơn.

  • Thứ Hai, 14:59 14/04/2025

Tin tiêu điểm

Vòng loại Cuộc thi "Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ" năm 2020

Vòng loại Cuộc thi "Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ" năm 2020

Thứ Năm, 10:43 16/07/2020
Hội nghị Công chức, viên chức, tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

Hội nghị Công chức, viên chức, tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

Chủ Nhật, 10:06 08/10/2017
Hội đồng Khoa học Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018

Hội đồng Khoa học Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018

Thứ Sáu, 09:40 06/10/2017
Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội"

Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội"

Thứ Sáu, 10:00 22/09/2017

Tập huấn nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật năm 2017

Chủ Nhật, 11:11 17/09/2017

Các bài đã đăng

Chiến tích tự hào của thầy và trò Liên quân Đội 3: Khoa Lý luận chính trị - Pháp luật Trường Điện – Điện tử, Phòng TT Giáo dục, TT Công nghệ Ô tô và Đào tạo lái xe, TT Đào tạo Sau đại học tại Hội thao Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2025

Chiến tích tự hào của thầy và trò Liên quân Đội 3: Khoa Lý luận chính trị - Pháp luật Trường Điện – Điện tử, Phòng TT Giáo dục, TT Công nghệ Ô tô và Đào tạo lái xe, TT Đào tạo Sau đại học tại Hội thao Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2025

Thứ Hai, 14:11 28/04/2025
Hội thảo Khoa học cấp đơn vị Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật lần thứ 9 – Năm 2025

Hội thảo Khoa học cấp đơn vị Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật lần thứ 9 – Năm 2025

Thứ Hai, 16:04 31/03/2025
Đội liên quân có Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật vinh dự đạt GIẢI NHÌ Cuộc thi “Tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới và hôn nhân gia đình” HaUI 2025

Đội liên quân có Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật vinh dự đạt GIẢI NHÌ Cuộc thi “Tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới và hôn nhân gia đình” HaUI 2025

Thứ Sáu, 15:07 07/03/2025
Đại hội Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật nhiệm kì 2025-2027 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật nhiệm kì 2025-2027 thành công tốt đẹp

Thứ Sáu, 15:46 28/02/2025

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2025 tại Hải Dương

Thứ Tư, 11:53 05/02/2025
GS, TS. Nguyễn Tuấn Anh tọa đàm với giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật về đẩy mạnh công tác nghiên cứu Khoa học của giảng viên đại học

GS, TS. Nguyễn Tuấn Anh tọa đàm với giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật về đẩy mạnh công tác nghiên cứu Khoa học của giảng viên đại học

Thứ Bảy, 11:03 21/12/2024