Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2025 tại Hải Dương

Chào mừng xuân Ất Tỵ  2025, được sự nhất trí của Công đoàn Nhà trường, ngày 05/02/2025, Công đoàn Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã tổ chức chuyến thăm quan, tìm hiểu truyền thống văn hóa, tín ngưỡng tại di tích Đền Quan lớn Tuần Tranh (Ninh Giang, Hải Dương) và Chùa Đống Cao (Thành phố Hải Dương).

Mỗi dịp đầu năm mới, người dân Việt Nam có truyền thống đi lễ chùa du xuân nhằm tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc trong lòng mỗi người, đồng thời thể hiện sự kết nối mạnh mẽ với bản sắc dân tộc. Du xuân không chỉ là hoạt động văn hóa có tính tín ngưỡn tôn giáo, mà còn là cơ hội để mọi người tận hưởng không khí mùa xuân, gặp gỡ gia đình, bạn bè và chia sẻ những niềm vui trong mùa xuân mới, tọa không khí vui tươi, phấn khở để khởi đầu cho một năm mới bình an, may mắn.

Công đoàn Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng rất quan tâm đến hoạt động du xuân, thăm quan, học tập văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc. Năm nay, Công đoàn đã tổ chức cho công đoàn viên thăm quan, học tập, tìm hiểu tại hai di tích của tỉnh Hải Dương.

1. Đề Quan Lớn Tuần Tranh

Thời Trần, tại vùng ngã ba sông Tranh giao với sông Luộc, người dân đã lập ra một ngôi đền thờ vị thủy thần cai quản khúc sông này. Ngôi đền này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên (nay thuộc thị trấn Ninh Giang, Hải Dương). Ngôi đền mới này vẫn được dân chúng giữ tên gọi là Đền Tranh.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2025 tại Hải Dương

Đoàn cán bộ, giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật - HaUi chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Quan Lớn Tuần Tranh

Đến giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được tôn tạo với quy mô khá lớn, kiến trúc theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau. Năm 1946, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo gỡ. Do sự biến động của lịch sử, Đền Tranh qua nhiều lần chuyển dời cùng nhiều lần trùng tu tôn tạo, đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và tích hợp được nét đẹp của văn hóa Việt. Công trình hiện nay khá hoành tráng với kinh phí xây dựng do nhân dân công đức. Đền Tranh là nơi tập trung và phong phú nhất về tín ngưỡng dân gian mà điển hình là nhân vật huyền thoại Quan Lớn Tuần Tranh.

Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ cũng là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Truyền thuyết về Quan lớn tuần Tranh hay Ông Dài ông Cộc riêng miền Bắc có rất nhiều dị bản, phần nhiều dưới dạng truyền thuyết, với hình ảnh rắn bị bố mẹ nuôi chém đứt đuôi. Vùng Lạng-sơn còn có nhiều dị bản, truyền thuyết khác về ông. Các câu chuyện đều xoay quanh một vị quan thanh liêm, văn võ toàn tài, hào hoa, phong nhã có công với dân với nước, được nhân dân tin yêu, phụng thờ.

Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi. Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc ngày đản sinh thành.

Đền Tranh một năm có ba mùa lễ hội. Hội tháng 2, từ ngày 10-20/2, trọng hội vào 14 — ngày sinh của quan lớn Tuần Tranh, đây là hội chính hàng năm. Hội tháng 5, từ ngày 20-26/5, trọng hội vào 25 — ngày hoá của Đức thánh. Lễ hội đền Tranh có quy mô rộng lớn, thu hút khách nhiều tỉnh phía Bắc, một trong những hội lớn củaHải Dương, có sức hấp dẫn lạ thường, đặc biệt với các bà các cô ở các thành phố, bởi thế khách thập phương đến đây rất đông. Không chỉ trong những ngày hội (thường kéo dài tới 7 ngày) mà những ngày thường cũng không ít khách đến lễ và không thể thiếu tiết mục hát chầu văn.

Sau khi thăm quan tìm hiểu Đền Quan Lớn Tuần Chanh, Đoàn Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã thăm chùa Đống Cao.

2. Chùa Đống Cao (tên thường gọi là chùa Sếu) tọa lạc trên cánh đồng thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay là Khu Khuê Liễu, phường Tân Hưng, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương).

Theo bia ký, chùa có từ thời Trần (thế kỷ thứ XIV), thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do tâm lực của 3 làng Khuê Liễu (Hồng Lục), Thanh Liễu, Liễu Tràng xây dựng. Với tổng khuôn viên diện tích của chùa lên tới 1 ha được xếp vào hàng danh lam đứng đầu hàng tổng, nên chùa còn được gọi là chùa Tổng hay chùa chốn Tổ.

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật tổ chức đi học tập truyền thống, lịch sử đầu xuân 2025 tại Hải DươngĐoàn cán bộ, giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật - HaUi chụp ảnh lưu niệm trong khuân viên Chùa Đống Cao

Chính điện tọa lạc trên gò đống hình con rùa ấp viên ngọc, nhìn về hướng Đông – Nam. Xung quanh chùa xưa kia là hào lũy và được bao bọc bởi lũy tre xanh biếc, nay được thay thế bằng những bức tường thành xây trang nhã. Trong khuôn viên chùa bốn mùa có hoa thơm trái ngọt, không khí trong lành. Thật quả đúng như lời người xưa thường tán tụng:

Trước cửa chùa chính nhìn ra gò Đống Nghè hình cái bảng (án tiền 案前), và khu ruộng trũng một mẫu ba sào hình chữ vương 王 (đó là thế tụ thủy 聚水), theo tứ phương, bát hướng: phía Đông Nam cận Đống Thần Đồng, phía Tây Nam cận Đống Thầy (nơi hóa thân của Thiền sư Như Cảm chùa Đống Cao, đây là nơi cấm địa); phía Tây Bắc cận Đống Bạc (nay nằm trong khuôn viên công ty giầy da Phù Lỗ); phía Đông Bắc cận Đống Cây Đèn. Đây chính là bốn chiếc ấn chầu vào chùa Đống Cao. Phía trước chùa có các cảnh kỳ quan khác. Cụ thể như: giếng của chùa (là “Tỉnh Đường Địa Kỳ” 井堂地祇 (giếng ngọc). Phía Đông cách chùa 200m có chuôm Cụ Lâm. Phía Tây cách 200m, có chuôm cụ Ích. Đây chính là 3 đài nước thờ của chùa Đống Cao). Từ chùa chính ra có các gò đống như đống Voi Phục (khu đống Miếu Chiền), đống Mã Một, đống Cọc Tàn, đống Lá Cờ. Xa xa nhìn hết tầm mắt còn có các gò đống nhấp nhô như đống Gai, đống Cáu, đống Lang,… Đây được coi là Tam thai – Ngũ nhạc đều quy đầu vọng bái về chùa.

Theo văn bia, thiền phả ghi chép lại, từ thuở khai sơn, chùa chỉ là một ngôi miếu thờ thần linh có tên gọi là “Đống Cao địa kỳ” 棟高地祇 để tế lễ trời đất.

Thế kỷ XIV, Hoàng đế Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm với chủ trương nhập thế. Ngài thường hạ sơn vân du khắp thiên hạ để khuyên dân phá bỏ những “dâm từ” rồi dựng chùa, kiến lập đạo tràng, giảng kinh thuyết pháp cho dân chúng.

Vào năm Giáp Thìn (1304) niên hiệu Hưng Long thứ 12 (đời vua Trần Anh Tông), Đức Sơ Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng trong một chuyến du hoá qua trấn Hải Dương, Ngài đã dừng chân tại đây, thấy thế đất “hoàng quy vọng nguyệt, phượng vũ lân triều” (rùa vàng ngắm trăng, phượng múa lân chầu), nhận ra thế đất nơi đây sẽ sản sinh ra hiền tài nguyên khí, Ngài đã khuyến hoá dân “cải từ vi tự” (chuyển đền thành chùa). Từ đây “Đống Cao địa kỳ” trở thành “Đống Cao Thảo am, Đống Cao cổ tự” – ngôi chùa gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm thời Trần – Thiền phái Trúc Lâm – Lâm Tế thời Hậu Lê. Từ đó Đống Cao tự trở thành nơi thờ Phật, là nơi Trúc Lâm Điều Ngự đem giáo lý Phật Đà truyền dạy cho dân chúng. Về sau nhân dân tụ hội về đây ngày càng đông đúc nên các bậc kỳ túc của ba làng Liễu Thị, Thanh Liễu, Liễu Tràng đứng lên vận động trùng tu, xây dựng, mở rộng năm gian tiền đường và ba gian hậu cung thờ Phật.

Trước cổng chùa các bậc tiền nhân đã làm đôi câu đối tán vịnh:

“Yên Tử tổng thiền thiên, trúc uyển linh sơn, đạo chấn càn khôn thùy vạn cổ,

Đống Cao quy phúc địa, liên trì đức thủy quang huy nhật nguyệt chiếu thiên thu”.

Ngôi chùa được phát triển rực rỡ vào thời Hậu Lê dưới sự trụ trì và hành đạo của Thiền Sư Như Cảm, thành một chốn Tổ lớn của Phật giáo tỉnh Đông. Tại đây chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật từ thời Trần, thời Mạc và thời Hậu Lê. Như hai bát hương hình quả thông của thời Trần bằng đất nung. Một bát hương thời Mạc niên hiệu Diên thành năm thứ 6 Nhâm Ngọ (1583) thời Mạc Mục Tông. Đại hồng Chung được Thiền sư Hải Quỳnh đúc vào thời Tây Sơn niên hiệu Cảnh Thịnh năm Giáp Dần (1794).

Chùa Đống Cao không chỉ là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, đồng thời còn là nơi tu hành hoá duyên của nhiều thế hệ cao tăng.

Với lối kiến trúc đặc biệt, các ngôi chùa bao giờ cũng ẩn sau lũy tre xanh, dưới tàng cây cổ thụ, để tạo nên một chốn già lam trang nghiêm thanh tịnh. Mái chùa còn lan tỏa một sức mạnh vạn năng của đời sống tâm linh và tư tưởng người Việt.

Phía trước chùa là Liên Trì (ao sen). Xung quanh chùa được bao bọc bởi những bức tường thành trang nhã. Chùa chính quay về hướng Nam, Tam quan mở ra hướng đường chính. Sau tam quan là Thích Ca điện hai tầng tám mái tọa lạc giữa hồ Liên Trì, bên trong có tòa tượng Tam thánh Thích Ca – Văn Thù – Phổ Hiền bằng ngọc quý. Từ đây có hai lối vào, lối ra; giữa sân chùa là tượng Quan Âm Bồ Tát đứng trên tòa sen. Hai bên có các pho tượng La hán tạc bằng đá được đặt ven lối đi cùng với hai tòa tả – hữu Tăng Đường. Riêng phía bên hữu là vườn tháp mộ của lịch đại Tổ sư trụ trì. Những công trình trên chủ yếu bằng chất liệu đá xanh, có quy mô lớn mới được hoàn thành.

Tại vị trí trung tâm là chùa chính toạ trên nền cao 9 bậc đá, mặt trước nhìn ra Minh Đường (hồ nước) và khoảng sân rộng. Hai bên sân còn có các ngọn tháp đá, bên tả là ngôi tháp của thiền sư Như Cảm. Bên hữu là bảo tháp của tổ sư Thích Thông Tường. Tiền đường có 7 gian 2 dĩ, kết nối với 4 gian ống muống và 3 gian thượng điện thành hình “chữ Công”, bên trong bài trí trang nghiêm và đầy đủ các pho tượng Phật chủ yếu bằng đồng có khối lượng lớn theo hệ phái Bắc tông cùng với hệ thống cửa võng, hoành phi, câu đối.

Nối tiếp trục thần đạo sau chính điện là tòa cửu phẩm liên hoa tiêu biểu cho giáo nghĩa Tịnh Độ Tông, tạo điểm nhấn cho ngôi chùa. Sau tòa cửu phẩm có một khoảng sân rộng và 1 tòa nhà hậu tổ hai tầng; tầng trên thờ Tam Tổ Trúc Lâm và Lịch đại Tổ sư trụ trì chùa Đống Cao, tầng 1 là Giảng đường; hai bên là điện mẫu, nhà khách; nhà tứ ân, nhà trai Tăng. Khu vực này được xây kiểu “truyền thống kết hợp hiện đại”, bên trong bố trí thoáng mát, đủ tiện nghi phục vụ việc tu học và giảng dạy Phật pháp cho khoảng 200 – 300 Tăng-ni. Nhà trù (bếp) rất lớn, có thể đảm bảo tổ chức cỗ chay cho hàng nghìn người tham dự.

Chùa Đống Cao là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử lâu đời, một công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo hài hòa và độc đáo, mang tầm cỡ, đồng thời, là nơi gắn liền với sự nghiệp tu học, hành đạo của tăng ni Phật tử. Chùa thường xuyên trân trọng đón tiếp các đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chư tôn giáo phẩm, quý khách thập phương về chiêm bái và đều tâm đắc đây là một cảnh quan tuyệt đẹp. Thật đúng là

Thông qua chuyến đi học tập truyền thống, lịch sử đầu năm 2025 của Công đoàn Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật để cán bộ, giảng viên hiểu thêm về truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của tỉnh Hải Dươgn nói riêng, của Dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời cũng là dịp để tập thể cán bộ, giảng viên trong Khoa giao lưu, gắn kết, có thêm tinh thần và năng lượng tích cực giúp công việc đạt được hiệu quả cao hơn trong năm mới.

  • Thứ Tư, 11:53 05/02/2025

Tin tiêu điểm

Vòng loại Cuộc thi "Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ" năm 2020

Vòng loại Cuộc thi "Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ" năm 2020

Thứ Năm, 10:43 16/07/2020
Hội nghị Công chức, viên chức, tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

Hội nghị Công chức, viên chức, tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

Chủ Nhật, 10:06 08/10/2017
Hội đồng Khoa học Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018

Hội đồng Khoa học Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018

Thứ Sáu, 09:40 06/10/2017
Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội"

Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội"

Thứ Sáu, 10:00 22/09/2017

Tập huấn nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật năm 2017

Chủ Nhật, 11:11 17/09/2017

Các bài đã đăng

GS, TS. Nguyễn Tuấn Anh tọa đàm với giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật về đẩy mạnh công tác nghiên cứu Khoa học của giảng viên đại học

GS, TS. Nguyễn Tuấn Anh tọa đàm với giảng viên Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật về đẩy mạnh công tác nghiên cứu Khoa học của giảng viên đại học

Thứ Bảy, 11:03 21/12/2024
Quần chúng Lê Thị Hà vinh dự trở thành đảng viên thứ 30 của Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật

Quần chúng Lê Thị Hà vinh dự trở thành đảng viên thứ 30 của Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật

Thứ Hai, 09:18 16/12/2024
Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật hân hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật hân hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thứ Tư, 10:33 20/11/2024
Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật trang trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng cho quần chúng ưu tú vào đảng

Chi bộ Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật trang trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng cho quần chúng ưu tú vào đảng

Thứ Tư, 00:00 06/11/2024
Các giảng viên Lý luận Chính trị tích cực tham gia Chương trình bồi dưỡng chính trị năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các giảng viên Lý luận Chính trị tích cực tham gia Chương trình bồi dưỡng chính trị năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ Sáu, 09:16 18/10/2024